KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng vào mỗi độ tết đến xuân về. Các gốc mai lớn tuổi, sần sùi, đường cong đẹp được định giá lên tới vài chục triệu đồng. Nghề chơi mai cũng được xem là nghề mưu sinh chính của nhiều hộ gia đình. Kỹ thuật chăm sóc cây mai trong một năm như thế nào để cây mai phát triển tốt nhất chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
XEM THÊM Hướng dẫn mai vàng miền bắc 123 phát triển tốt ra hoa đúng tết

1. Lên luống và rãnh thoát nước:
Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.
2. Nhân giống:
- Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).
- Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.
+ Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, b